Dịu dàng và ấm áp nhất chính là khi Đông tàn, Xuân đã sang. Mùa Xuân đến, cả đất trời như bừng sáng lên với những cành lộc biếc xanh, những đóa hoa khoe sắc hồng và những nụ cười rạng rỡ tươi tắn trên môi. Hoà chung với không khí tươi vui ấy có những bức tranh vẽ tuy đơn giản và vô cùng ý nghĩa về chủ đề ngày Tết. Hãy cùng Hoa Tươi HCM ngắm nhìn những bức tranh ấn tượng ấy nhé!
Chủ đề Lễ hội ngày Tết
Khi mùa Xuân về, mọi người đều trở về gia đình để đoàn tụ, sum vầy sau một năm đã qua. Mùa Xuân luôn mang đến một không khí tươi vui, ấm áp, sảng khoái tinh thần và cũng chính là một thời điểm đẹp để mở đầu cho một chu kỳ mới diễn ra, nhất là với những con người dân miền quê gắn với nền kinh tế nông nghiệp.
Trong không khí rộn ràng và hối hả ngày Tết đến, các lễ hội ngày Tếtluôn được diễn ra vài những ngày đầu Xuân. Đó chính là một trong những nét văn hoá dân gian đặc sắc mà bao đời nay luôn được các thế hệ ông cha ta giữ gìn và phát triển.
Chủ đề Lễ hội ngày Tết thu hút rất nhiều người tham gia như các lễ hội chọi trâu, chọi gà, nấu cơm niêu, trồng cây, nhảy sạp dân tộc,… tuy đơn giản mà lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Khi chọn vẽ những bức tranh về chủ đề này cũng góp phần giúp các em nhỏ hiểu rõ và yêu quý hơn về bản sắc dân tộc Việt Nam mình đã được lưu truyền qua bao đời nay.
Chủ đề gói bánh chưng
Nhắc đến ngày Tết không thể không nhắc đến hoạt động gói bánh chưngđược. Đây là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến Xuân về của dân tộc Việt Nam ta. Dù có đi đâu xa quê thì khi khi Tết đến Xuân về, trên bàn thờ cúng gia tiên cũng không thể thiếu bánh chưng được. Chiếc bánh chưng vuông vắn bé nhỏ vừa là kí ức mỗi tuổi thơ, vừa là cội nguồn của dân tộc.
Những hình ảnh cả nhà quây quần gói bánh chưngtuy đơn giản mà vô cùng ấm cúng. Nhất là đối với những người con đi xa nhà cả năm, cuối năm mới có dịp về nhà ăn Tết, đoàn tụ bên gia đình.
Những bức tranh vẽ chủ đềgói bánh chưng rồi những đêm không ngủ chỉ để ngồi canh nối bánh chưng, bánh tét nghi ngút bên bếp lửa hồng mà ý nghĩa biết bao.
Chủ đề chợ Tết
Người ta thường nói: “Mùa Xuân là mùa của trăm hoa đua nở, mùa của hạnh phúc xum vầy”. Ngày Xuân đến, người người nhà nhà hối hả đi chợ sắm Tết. Và chủ đề chợ Tết vẫn luôn là chủ đề được nhắc đến thường xuyên với các nhà thơ, nhạc sĩ và đặc biệt là các họa sĩ khéo tay trong dịp đầu Xuân năm mới.
Phiên chợ ngày Tết luôn tấp nập và đông vui hơn những phiên chợ trong năm. Bởi người ta không chỉ mau sắm chuẩn bị một cái Tết chu đáo, đầy đủ hơn, mà còn thưởng hoa, gặp gỡ bạn bè và tận hưởng cái không khí ngày cuối năm tất bật, tươi vui nữa.
Bức tranh về chủ đề chợ Tết với tông màu tươi sáng, không khí nhộn nhịp, khung cảnh ấm áp của ngày Tết đến. Có thể là bức tranh vẽ một phiên chợ Tết bình an trên làng quê. Cũng có thể là một chợ Tết tất bận, rộn ràng nơi thành thị. Tất cả đều là những ý tưởng đẹp góp phần làm nên một bức tranh vẽ tuyệt vời trong dịp năm mới đến ạ!
Chủ đề hoa đào
Hoa đào – một loài hoa chỉ nở vào mùa Xuân và chỉ có ở miền Bắc mang ý nghĩa “Vạn sự như ý”. Theo tục lệ xưa, hoa đào còn được dùng để trừ ma quỷ. Nhưng ngày nay, xã hội phát triền, mọi người không còn tin vào điều tâm linh ấy nữa. Tuy nhiên, hoa đào vẫn được trang trí nhiều trong những ngày Tết đến.
Hoà chung với không khí se se lạnh của ngày Tết miền Bắc chính là những cánh hoa đào nở hồng rực xua tan đi cái băng giá của gió mùa Đông Bắc. Chủ đề hoa đào cũng luôn là một trong những sự lựa chọn thú vị vào ngày Tết để hoàn thiện một bức tranh vẽ chủ đề Tết đầy ý nghĩa.
Mùa Xuân nơi miền Bắc sẽ trở nên ấm áp và may mắn hơn rất nhiều khi có những bông hoa đào nở tươi tắn khi đến mỗi nhà chúc Tết vào dịp năm mới ấy ạ.
Chủ đề hoa mai
Nếu hoa đào là biểu tượng của miền Bắc thì không thể không nhắc đến hoa mai – một biểu tượng ngày Xuân ở miền Nam được. Màu vàng tươi của những nhành mai chính là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, phát tài phát lộc.
Cây mai vàng mang nhiều lộc lá chính là biểu tượng của đức tính nhẫn nại, bền bỉ, chịu thương chịu khó của người dân Việt Nam. Cánh hoa càng dày, càng to thì sự may mắn và sung túc cả một năm càng lớn.
Chủ đề hoa mai cũng được rất nhiều hoạ sĩ lựa chọn khi vẽ về ngày Tết. Bởi sắc vàng may mắn, nét vẽ đơn sơ mà giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa hứa hẹn một năm mới bình an, nhiều tài lộc giúp màu Xuân thêm tươi vui, rực rỡ hơn.
Chủ đề bữa cơm gia đình ngày Tết
Sau một năm vất vả ngược xuôi, bon chen kiếm sống, ngày Tết về cũng là những giây phút sum vầy bên gia đình, bên mâm cơm đoàn viên. Những khoảng khắc thiêng liêng bên mâm cơm nghi ngút mùi thức ăn mẹ nấu khiến bản thân mỗi người thêm thấm thía giá trị tình thân, gia đình luôn là cội nguồn để nuôi dưỡng mỗi tâm hồn chúng ta.
Chủ đề bữa cơm gia đình ngày Tết luôn là một cảm hứng để vẽ trong mỗi dịp cuối năm Xuân về. Tết đến, quây quần bên mâm cơm cùng các thành viên trong gia đình,nét mặt ai cũng tươi vui, phấn khởi. Đó là tình người, là hạnh phúc đơn sơ, mộc mạc mà ai cũng ao ước có được.
Không chỉ đơn giản là bữa cơm gia đình thường ngày, mà còn là khoảnh khắc đoàn tụ bên gia đình, chia sẻ những khó khăn, những thắng lợi của một năm đã qua, năm mới đang đến vô cùng ý nghĩa.
Chủ đề chúc Tết
Tết đến là dịp cả gia đình cùng vui vầy, trao tặng cho nhau những nụ cười và cả những lời chúc tụng để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tình thương mến của mọi người trong gia đình dành cho nhau. Mỗi một lời chúc đều mang ý nghĩa tượng trưng cho điều mong ước ai cũng sẽ có một năm mới an vui, hạnh phúc và may mắn. Phong tục chúc Tết của người dân Việt ta từ bao đời đã là một nét đẹp văn hóa truyền thống, mang nhiều điều tốt đẹp dành tặng tới những người thân yêu xung quanh mình.
Chủ đề chúc Tết sẽ là một bức tranh vẽ vô cùng ý nghĩa của con cháu dành tặng ông bà, cha mẹ trong mỗi dịp Tết đến. Trong không khí tươi vui rộn ràng, có hoa đào hoa mai nở rộ khắp muôn nơi, có mùi thơm nồng của bánh chưng, có nụ cười ấm áp của ông bà, ba mẹ, niềm vui tươi phấn khởi của các con cháu sẽ tạo nên một bức tranh vẽ không khí ngày Tết vô cùng tuyệt vời.
Chủ đề lì xì ngày Tết
Cuối năm, Tết đến Xuân về cũng là lúc mọi người cùng đoàn tụ bên nhau. Dù có ở cách xa gia đình đến đâu thì đây cũng là một dịp để con cháu đều trở về gia đình để thăm ông bà, bố mẹ. Đây cũng là lúc người thân được đoàn tụ bên nhau để cùng đón chào một cái Tết ấm áp, yêu thương và trọn vẹn nhất.
Cứ mồng 1 Tết hàng năm, theo tục lệ Tết xưa hay Tết nay thì ai ai cùng đều diện những bộ quần áo xúng xính, tươi đẹp để đi chúc Tết ông bà, bố mẹ, họ hàng. Và điều được mong chờ nhất chính là được nhận những bao lì xì đỏ chót chứa đầy sự may mắn ngày đầu năm.
Chủ đề lì xì ngày Tết với khung cảnh đoàn viên bên gia đình ngày đầu năm mới cùng những bao lì xì may mắn mừng tuổi ông bà, con cháu ngày đầu năm. Đây mãi là một nét đẹp văn hoá không thể theo trong phong tục văn hoá luôn được giữ gìn của dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay.
Chủ đề xin chữ đầu năm
Thêm một nét đẹp văn hoá của dân tộc chính là tục lệ xin chữ đầu năm. Tục lệ này không chỉ thể hiện sự trọng tri thức, trọng chữ nghĩa mà còn mong muốn mang lại vẫn may đầu năm, con chữ xin được mang về phúc lộc thọ cho cả gia đình.
Những người “cho chữ” là những ông thầy Đồ với nét chữ uốn lượn vừa mềm mại, vừa uyển chuyển mang ước vọng một năm mới bình an và may mắn.
Chủ đề xin chữ đầu năm cũng là một trong những chủ đề được lựa chọn khi vẽ tranh về ngày Tết. Hình ảnh ông Đồ già “bày mực tàu giấy đỏ” cùng những đứa trẻ từ thời xưa và nay đều vây quanh, thích thú và chăm chú dõi theo những nét bút ông đưa. Mong rằng nét đẹp văn hoá này luôn được lưu truyền mãi đời sau để con cháu luôn được hưởng lộc qua từng con chữ tri thức thế hệ trước ban tặng nhé!
Chủ đề Xuân biên giới hải đảo
Tết đến là dịp mọi người đều trở về mái ấm của mình để sum vầy bên gia đình. Thế nhưng ở một nơi xa xôi nào đó, có những người lính phải rời gia đình đi trấn giữ biên cương, bảo vệ Tổ quốc. Cũng không biết đã bao nhiêu mùa Xuân rồi, những người lính ấy chưa được trở về nhà ăn Tết bên gia đình nữa. Có những người còn rất trẻ, chỉ mười tám, đôi mươi. Nhưng cũng có những người đã bước vào tuổi “dạn dày sóng gió”. Với họ, nơi đây là ngôi nhà thứ hai, là nơi có tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân luôn gắn kết yêu thương.
Hàng năm, có rất nhiều chủ đề được phát động cho các bạn nhỏ trổ tài hoạ sĩ của mình. Và chủ đề Xuân biên giới hải đảo luôn được xuất hiện mỗi khi Tết đến Xuân về. Hình ảnh những chiến sĩ mang màu áo lính nơi biển đảo xa xôi không được về ăn Tết bên gia đình đang quây quần cùng bà con nơi ấy chuẩn bị đón Tết vừa thương, vừa yêu biết bao.
Ý kiến bạn đọc (0)